PVGAS

Vui lòng chờ trong giây lát

Close

“Trò chơi” năng lượng đang chuyển sang Trung Á

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ lên ngôi như hiện nay, nguồn dầu mỏ giàu có của Trung Á được cả thế giới xem trọng, khu vực này được đặt biệt danh là “Căn cứ năng lượng của thế kỷ 21”. 
Tuy nhiên, do các nhân tố về chính trị, lịch sử nên việc xuất khẩu dầu mỏ của Trung Á cũng không được thuận lợi. Trong những năm gần đây, các nước Trung Á luôn hy vọng có thể đa dạng hóa các kênh cung ứng năng lượng của mình. 
Với việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí từ Turkmenistan kéo dài đến Trung Quốc, giới phân tích phương Tây nhận xét rằng, trữ lượng khí đốt của Turkmenistan có thể lên đến hơn 20.000 tỷ mét khối, là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới chỉ sau nước Nga. Turkmenista hy vọng có thể phá vỡ tầm ảnh hưởng về khí đốt của Nga, và quyết định chọn Trung Quốc như một giải pháp hợp lý. Itar-Tass nhận xét rằng, điều này có nghĩa là thị trường khí đốt của Trung Á sẽ xuất hiện một "cuộc chơi" có trọng lượng hơn. 
Phía Turkmenistan cũng tiết lộ, thông qua tuyến đường ống này, hy vọng trong vòng 30 năm tới, nước này sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc 40 tỷ mét khối khí đốt một năm. “Đây là một dự án lớn, sẽ khôi phục được con đường ‘tơ lụa’ cổ” – một chuyên gia phân tích nhận định. 
Tuy nhiên, đối với sự hợp tác của Trung Á và Trung Quốc, phản ứng của các nước Phương Tây cũng khá phức tạp. Theo nhận định của Reuters hôm 12/12, với những khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt giàu có, Trung Á trở thành khu vực cạnh tranh trọng tâm của Nga, Trung Quốc và các nước Phương Tây khác. 
Tờ Độc lập của Nga nhận định, việc khai thông tuyên đường ống Trung Quốc - Trung Á cho thấy, Trung Quốc sẽ là đối tác cạnh tranh lớn nhất của Nga tại Trung Á. 
Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng khẳng định sự tồn tại của mình tại khu vực tiềm năng này, đặc biệt là trong năm nay Kazakhstan nhận được khoản cho vay trị giá 10 tỷ USD từ Trung Quốc, đổi lại Trung Quốc sẽ có được 49% cổ phần trong một công ty năng lượng của Kazakhstan. 
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, khí đốt của Turkmenistan khi du nhập vào thị trường Trung Quốc, cũng có lợi cho Nga. Các chuyên gia Nga khẳng định, việc Turkmenistan xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc thì tốt hơn sang thị trường châu Âu. Điều mà nước Nga hy vọng là, Turkmenistan sau khi xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc thì không cạnh tranh với Nga tại thị trường châu Âu rộng lớn. 
Theo nhận định của Viện Nghiên cứu các vấn đề về Trung Á của Trung Quốc thì, chiến lược năng lượng của Trung Á có hai hướng đó là “hướng đông” và “ hướng tây”. 
Hướng tây là chiến lược hợp tác với thị trường châu Âu, từ những năm 90 của thế kỷ 20, khu vực Trung Á đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nhiều công ty của châu  đã ký được những hiệp định hợp tác với Trung Á trong thời gian dài. 
Chiến lược “hướng đông” của Trung Á chủ yếu là hướng vào Trung Quốc. Sau năm 2000, khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng vọt nước này bắt đầu chú trọng vào việc hợp tác với các nước châu Á. (Vitinfo 17/12; Theo Ce) 

© Bản quyền thuộc về TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà PV GAS, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Điện thoại: +84.28. 3781 6777 Fax: +84.28. 3781 5666 Email: pvgas@pvgas.com.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Phong – Tổng Giám đốc
Giấy phép xuất bản số 131 GP/BC do cục Báo Chí- Bộ VHTT cấp ngày 10/04/2007

Lên trên