PVGAS

Vui lòng chờ trong giây lát

Close

Indonesia tính toán bỏ trợ giá xăng dầu

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang chật vật tìm các biện pháp nhằm giải quyết gánh nặng về trợ giá xăng dầu trong bối cảnh giá nhiên liệu toàn cầu tiếp tục tăng.
Theo Reuters, Chính phủ Indonesia một lần nữa đang tìm cách giải quyết bài toán chi phí trợ giá xăng dầu tốn kém mà đáng ra phải được phân bổ cho các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng hơn.
Năm ngoái, chi phí trợ giá xăng dầu là 22 tỉ USD. Hiện 1 lít xăng không chì ở Indonesia có giá khoảng 56 xu Mỹ trong khi ở Malaysia là 61 xu, ở Singapore là 1,71 USD.
Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Indonesia Suryo Bambang Sulisto cho rằng chính sách trợ giá xăng dầu tốn kém là tự sát và sẽ đưa đất nước đến “vách đá tài chính”. Đó là bởi chi phí trợ giá xăng dầu tăng lên và thiếu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. “Giải pháp của tôi là bỏ trợ giá xăng dầu và tái phân bổ số tiền đó cho các mục đích hiệu quả hơn - ông Sulisto nói - Ví dụ, chính phủ tái phân bổ số tiền 500 triệu USD cho mỗi tỉnh và dùng số tiền đó để thúc đẩy tăng trưởng ở những vùng kém phát triển”. Ông Sulisto tính toán Indonesia có 22 tỉnh và vị chi tổng số tiền tái phân bổ lên tới 16,5 tỉ USD, dư sức để đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và năng lượng.
Sẽ sửa quy định về chiết khấu hoa hồng cho đại lý
Ngày 25-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết theo cách tính giá cơ sở thì so với giá bình quân 30 ngày mức giá hiện hành đã giảm khoảng 5%. Như vậy, cộng với các loại thuế và phí... thì doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối đang có lãi từ 800 - 1.000 đồng/lít tùy từng mặt hàng xăng, dầu. Do vậy, Bộ Tài chính và Bộ Công thương cần nghiên cứu nhằm kịp thời đưa ra phương án điều hành để thị trường hoạt động minh bạch và lành mạnh. Thực tế mấy ngày gần đây, các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối đã đẩy chiết khấu hoa hồng cho các đại lý tăng cao tới 600 - 700 đồng/lít xăng dầu nhằm tăng thị phần, khiến thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước đang bị lộn xộn.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, về phương án xử lý, ông Thỏa đề xuất: “Cơ quan quản lý nên xem xét khôi phục lợi nhuận định mức 300 đồng/lít xăng dầu cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối. Đồng thời, Nhà nước giảm mức sử dụng quỹ bình ổn đối với các mặt hàng xăng dầu. Bởi gần một tháng nay, mức sử dụng quỹ đối với mặt hàng xăng đang giữ ở mức quá cao, tới 2.000 đồng/ lít, dầu diesel: 800 đồng/lít, dầu hỏa: 1.150 đồng/lít, dầu mazut: 650 đồng/kg. Thực tế, quỹ bình ổn xăng dầu ở nhiều doanh nghiệp đã bị cạn từ lâu. Bên cạnh hai giải pháp trên, cơ quan quản lý xem xét xử lý định mức chi phí kinh doanh ở mức hợp lý để tránh hiện tượng doanh nghiệp chiết khấu hoa hồng quá cao như hiện nay”.
Được biết, dự thảo thông tư hướng dẫn hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu vừa được Bộ Tài chính hoàn tất, Bộ Tài chính đang xem xét sửa quy định về chiết khấu hoa hồng cho các đại lý kinh doanh xăng dầu. Theo đó, dự kiến mức thù lao đại lý vẫn sẽ theo cơ chế tự thỏa thuận như hiện nay nhưng sẽ không được vượt quá 50% chi phí kinh doanh. Khoản chi phí kinh doanh định mức sẽ quy định linh hoạt theo từng thời điểm. (Tuổi Trẻ 26/3, tr1+6, tác giả L.Thanh) 

© Bản quyền thuộc về TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà PV GAS, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Điện thoại: +84.28. 3781 6777 Fax: +84.28. 3781 5666 Email: pvgas@pvgas.com.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Phong – Tổng Giám đốc
Giấy phép xuất bản số 131 GP/BC do cục Báo Chí- Bộ VHTT cấp ngày 10/04/2007

Lên trên