PVGAS

Vui lòng chờ trong giây lát

Close

Trung Quốc thâu tóm năng lượng từ biến động giá dầu thế giới

Hơn một năm qua, giá dầu quốc tế đã trải qua nhiều lần biến động to lớn. Mặc dù giá dầu trên thế giới biến động liên tục, gây tổn thương nhất định đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng sự tổn thương này không phải hoàn toàn tiêu cực. Trái lại, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để thâu tóm năng lượng của toàn thế giới. 
Hệ thống chính trị kinh tế quốc tế hiện thời vẫn chưa chịu tác động rõ ràng, vẫn có sinh mệnh khá lớn, sẽ tiếp tục sinh tồn sau khi tiến hành những điều chỉnh nhỏ. Thông qua các số liệu để tiến hành phân tích thống kê cho thấy, chiều hướng giá dầu tương lai và chiều hướng phát triển kinh tế toàn cầu sẽ đi liền với nhau. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ việc giá đầu biến động đối với kinh tế là mang tính nhất thời, biến động giá dầu hiện tại đang ở mức 60USD – 80USD, đây là mức giá mà hai bên cung cầu đều có thể chấp nhận được, trong thời gian sắp tới, giá dầu rất có thể vẫn sẽ tiếp tục biến động loay quanh khoảng giá này. 
Tận dụng được sự biến động của giá dầu, Trung Quốc đã thúc đẩy việc đầu tư năng lượng tại nước ngoài. Đây chính là chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. nhằm mục đích phục vụ cho mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế. 
Ngoại giao năng lượng là một hướng chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc. Chính sách này nảy sinh từ nhu cầu nội tại của phát triển và đồng thời là bước chuyển lớn về chiến lược của Trung Quốc. 
Trung Quốc đã không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ với các quốc gia dầu mỏ, giành sự kiểm soát trực tiếp sản lượng dầu nơi Trung Quốc đã đầu tư vào việc thăm dò khai thác. Năm 2006, riêng Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Trung Quốc CNOOC đã có 44 hạng mục đầu tư tại 18 quốc gia và khu vực có dầu, trị giá trên 7 tỷ USD. Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc cũng đầu tư hơn 4 tỷ USD tại hơn 10 cơ sở khai thác dầu tại 6 quốc gia ở Trung Đông và châu Phi. Rải khắp từ châu Á, châu Phi, đến Australia, Tây Ban Nha… Trung Quốc đều có các hoạt động thăm dò dầu khí. 
Nhà Trung Quốc học của Đức, ông Eberhard Sandschneider, GĐ Hội đồng đối ngoại Đức nhận xét, cứ nhìn châu Phi, Trung Mỹ và châu Á, nơi nào bây giờ cũng thấy Trung Quốc cũng tích cực tranh thủ chính phủ các nước thông qua tăng cường quan hệ thương mại, cung cấp viện trợ, miễn nợ quốc gia, giúp xây dựng đường sá, cầu, cảng… 
Thậm chí, Trung Quốc đã cùng bắt tay với Nga và 4 quốc gia Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Uzbekistan thúc đẩy cơ chế hợp tác SOC, thu hút nhiều nước quan sát, trong đó có Iran. Thay vì chủ trương không liên kết, liên minh, Trung Quốc đã thiết lập nên cơ chế đối thoại thường niên về nhiều vấn đề, bao gồm cả an ninh. Năm 2006, SOC đã khiến thế giới xôn xao khi trở thành một CLB Năng lượng với các thành viên chiếm tới 25% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc đã thiết lập được cho mình một cơ chế riêng về dầu mỏ, nơi người ta gọi là “OPEC và bom nguyên tử” song hành. 
Cách đây hơn 20 năm, Trung Quốc từng là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất của Đông Á. Trong chiến tranh Lạnh, nước này thậm chí còn bán dầu cho các đồng minh với giá hữu nghị, hầu như cho không. Sau những thập kỉ cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc vươn mình lớn mạnh và gắn với nó là sự xuất hiện vấn đề nan giải: năng lượng. 
Năm 1993, lần đầu tiên Trung Quốc từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ 2003, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Đến nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ về lượng dầu nhập khẩu hàng năm. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 1/3 lượng gia tăng nhu cầu dầu lửa hàng năm trên thế giới. 
Trong khi đó, theo phân tích của Tổ chức năng lượng quốc tế, nếu giá dầu mỏ tăng 10 USD thì tăng trưởng kinh tế của thế giới giảm xuống 0,5%, trong đó Trung Quốc giảm 0,8%, Mỹ giảm 0,3%, châu Âu giảm 0,5% và Nhật Bản giảm 0,4%. 
Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP vào năm 2020, lượng dầu mỏ tối thiểu mà Trung Quốc cần là 450 triệu tấn/năm, và mức tối đa là 610 triệu tấn/năm trong khi dự đoán sản lượng dầu mỏ sản xuất trong nước chỉ đạt từ 180 – 200 triệu tấn. Điều này có nghĩa sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ nước ngoài chí ít cũng tới trên 55%. 
Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, khi một nước một năm phải nhập khẩu trên 100 triệu tấn dầu lửa, thì nước đó đã đối mặt với nguy cơ an ninh quốc gia, phải áp dụng các biện pháp ngoại giao, kinh tế, thậm chí cả quân sự để đảm bảo an ninh năng lượng. Vì thế, chủ động nguồn cung dầu mỏ đã trở thành đòi hỏi bức thiết của nước này. (Vitinfo 24/12; Theo JRJ) 

© Bản quyền thuộc về TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà PV GAS, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Điện thoại: +84.28. 3781 6777 Fax: +84.28. 3781 5666 Email: pvgas@pvgas.com.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Phong – Tổng Giám đốc
Giấy phép xuất bản số 131 GP/BC do cục Báo Chí- Bộ VHTT cấp ngày 10/04/2007

Lên trên