PVGAS

Vui lòng chờ trong giây lát

en-USvi-VN

Close
PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp
PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp...

PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

Tin hoạt động

PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...
PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...

PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN...

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo...

PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...

Tin hoạt động

PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời...
PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam
PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên...

Chiều ngày 29/10/2023, tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,...

PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

Tin hoạt động

PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 29/10/2023, tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức lễ Khánh...
PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG
PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG

PV GAS khẳng định vị thế tiên phong...

Đầu tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt...

PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG

Tin hoạt động

PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG

Đầu tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đủ điều kiện là thương nhân xuất khẩu,...
PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG  đầu tiên cho năm 2024
PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG  đầu tiên cho năm 2024

PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp...

Vào ngày 11/3/2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã ký Hợp đồng nhập chuyến tàu LNG...

PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG đầu tiên cho năm 2024

Tin hoạt động

PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG đầu tiên cho năm 2024

Vào ngày 11/3/2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã ký Hợp đồng nhập chuyến tàu LNG đầu tiên của năm 2024 với nhà sản xuất QatarEnergy LNG....
Phân mục: Tin hoạt động

GPP Cà Mau - Rạng ngời sức trẻ

Năm 2018, vùng trời phương Nam thêm rực sáng khi Nhà máy Xử lý khí Cà Mau (GPP Cà Mau), mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh tổng thể chuỗi dự án Khí - Điện - Đạm tại Cà Mau được khánh thành và đi vào vận hành. Xứng đáng với sự tin cậy của các cấp lãnh đạo và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tiếp nhận, vận hành an toàn, hiệu quả công trình này, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp khí Việt Nam.

 

Làm chủ nhà máy công nghệ hàng đầu

Chỉ trong một thời gian ngắn sau tiếp nhận GPP Cà Mau, lực lượng cán bộ trẻ của KCM đã có thể hoàn toàn làm chủ công nghệ và vận hành an toàn, hiệu quả nhà máy, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu về sản xuất LPG và condensate. Cụ thể: Sản lượng LPG ước đạt 155.000 tấn, đạt 135% kế hoạch năm; Sản lượng Condensate ước đạt 10.000 tấn, đạt 154% kế hoạch năm; Công tác xuất sản phẩm lỏng đảm bảo an toàn cho 120 chuyến tàu và hơn 6.000 chuyến xe bồn.

Năm 2018 cũng là năm đầu tiên KCM phối với các bên thực hiện bảo dưỡng sửa chữa (BDSC) lớn GPP Cà Mau với khối lượng công việc rất lớn, số lượng CBCNV và nhà thầu trên công trường có thời điểm lên đến gần 200 người, nhiều đầu việc mới, phức tạp hơn so với các năm trước. Đây là một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ kỹ thuật nhân sự còn trẻ, mới tiếp nhận nhà máy chưa đầy 1 năm. Tuy nhiên nhờ công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị liên quan và sự tập trung cao độ trên công trường nên công tác BDSC đã được triển khai thành công, đạt 3 mục tiêu quan trọng: tuyệt đối an toàn, đảm bảo chất lượng và vượt mốc tiến độ sớm hơn 2 ngày.

Khung cảnh Cà Mau mới với Nhà máy chế biến Khí Cà Mau

GPP Cà Mau đưa vào hoạt động an toàn, hiệu quả trong năm 2018 có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã giúp PV GAS thực hiện đúng mục tiêu chiến lược đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam và phát triển ra thị trường quốc tế; thực hiện chế biến sâu, gia tăng giá trị khí từ cụm mỏ PM3-CAA; góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt LPG tại thị trường Việt Nam, giảm lượng LPG phải nhập khẩu hằng năm; thực hiện theo đúng chính sách và chiến lược của PV GAS là cung cấp nguồn năng lượng thân thiện với môi trường cho phát triển bền vững đất nước.

Hiệu quả của dự án cũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương; Tạo động lực thúc đẩy các ngành nghề liên quan đến các sản phẩm khí khô, LPG, condensate tại Cà Mau và các địa bàn lân cận; thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc cho Cà Mau.

Phát huy sức trẻ

Thành công trên có được thực sự là một sự nỗ lực rất lớn để vượt qua mọi khó khăn và quá trình chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, bài bản của tập thể Ban Lãnh đạo và người lao động PV GAS.

Ông Nguyễn Phúc Tuệ, Giám đốc Công ty Khí Cà Mau (KCM) cho biết, một trong những thách thức lớn đặt ra cho KCM khi tiếp nhận vận hành GPP Cà Mau là vấn đề về kinh nghiệm, trước đây KCM mới chỉ có kinh nghiệm quản lý hệ thống đường ống khí, chưa từng vận hành nhà máy chế biến khí, đặc biệt nhà máy GPP Cà Mau có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và công nghệ.

 GPP Cà Mau sở hữu nhiều công nghệ hàng đầu hiện nay, tạo ra ưu điểm nổi trội so với các nhà máy khác. Điều này giúp nhà máy có hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng gần như tuyệt đối lên đến 97% trong khi các nhà máy khác chỉ đạt hiệu suất thu hồi khoảng 80%, độ tin cậy và độ sẵn sàng của hệ thống cũng rất cao, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, mang lại hiệu quả tổng thể cho dự án. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ chưa từng áp dụng ở Việt Nam với đội ngũ làm công tác tiếp nhận, vận hành.

 

KCM luôn tham gia các chương trình Hiến máu nhân đạo của địa phương và ngành

 

Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của GPP Cà Mau nên ngay từ cuối năm 2015, Ban Lãnh đạo KCM đã sớm có những chiến lược về công tác tuyển dụng, xây dựng, đào tạo đội ngũ, cử các cán bộ giỏi trực tiếp tham gia cùng Ban Cà Mau/Nhà thầu ngay từ giai đoạn thiết kế, lắp đặt, chạy thử, chạy kiểm tra độ tin cậy… để nắm bắt dự án, công nghệ, thiết bị. Trong lộ trình đào tạo dài hạn này, KCM đã thực hiện đào tạo cho từng chức danh bằng nhiều hình thức, đào tạo nội bộ, kèm cặp tại chỗ, gửi đi học hỏi kinh nghiệm tại các cơ sở đã và đang vận hành nhà máy xử lý khí, tổ chức nhiều khóa đào tạo bên ngoài với các chuyên gia trong và ngoài nước… và thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Đặc biệt tham gia từ giai đoạn dự án, người lao động KCM cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức từ phối hợp nhà thầu, quản lý an toàn, xây dựng quy trình tiếp nhận… đến xử lý lỗi phát sinh trong chạy thử. Trong đó việc triển khai dự án có rất nhiều nhà thầu nước ngoài tham gia, sử dụng nhiều “giọng” tiếng Anh khác nhau nên vấn đề khó khăn trong trao đổi công việc ban đầu là khó tránh khỏi, không chỉ giữa Việt Nam với nhà thầu nước ngoài mà cả giữa Tổng thầu Posco – Hàn Quốc và Nhà thầu bản quyền công nghệ UOP – Mỹ. Vượt lên những bất đồng về ngôn ngữ, đội ngũ dự án dần dần làm quen, giao tiếp dễ dàng hơn, hiểu và phối hợp trong công việc tốt hơn, cùng đồng hành vì mục tiêu chung cao nhất là hoàn thành dự án.

 

Ngoài ra, với khối lượng công việc rất lớn, KCM vừa tham gia hỗ trợ nhà thầu trong lắp đặt chạy thử, vừa đảm nhiệm xây dựng hệ thống quy trình chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận khi dự án hoàn thành. Việc phân bổ nhân sự để đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc là không dễ dàng, đặc biệt hầu hết đội ngũ tham gia là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Và mặc dù GPP Cà Mau có công nghệ phức tạp, phạm vi quản lý công trình rộng, 35 ha gồm nhà máy, kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng, nhưng lãnh đạo KCM chủ trương xây dựng định biên GPP Cà Mau gọn nhẹ, trọng tinh hơn trọng đông, cơ cấu tối ưu nên lực lượng lao động của nhà máy chỉ gồm 78 CBCNV, với tuổi đời còn rất trẻ (tuổi trung bình dưới 27 tuổi).

 

Khó khăn nhiều như vậy, tuy nhiên nhờ công tác chuẩn bị tốt về mặt nhân sự và đào tạo nên chỉ sau một thời gian ngắn tiếp nhận vận hành nhà máy, lực lượng CBCNV KCM có thể tự tin làm chủ hoàn toàn công nghệ nhà máy trên mọi phương diện từ vận hành, BDSC đến các công tác quản lý hệ thống có liên quan mà không cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia của nhà thầu/nước ngoài. Ngay từ khi tiếp nhận dự án, toàn bộ quá trình khởi động, vận hành nhà máy, KCM đều tự thực hiện được mà không cần hỗ trợ từ nước ngoài; đợt dừng khí BDSC đầu tiên của GPP Cà Mau (năm 2018), KCM và Công ty Dịch vụ khí cũng đã tự thực hiện thành công là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm làm chủ công tác vận hành và BDSC GPP Cà Mau.

 

Chia sẻ kinh nghiệm từ việc tiếp nhận, vận hành hiệu quả GPP Cà Mau, ông Nguyễn Phúc Tuệ cho rằng, có 4 yếu tố chính làm nên thành công này. Thứ nhất công tác hoạch định phải đi trước để định hướng cho hoạt động “một người lo bằng kho người làm”, triển khai quyết liệt kế hoạch và luôn cập nhật để phù hợp với thực tiễn; thứ hai là công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự phải thật sự bàn bản và căn cơ, đi trước nhiều năm để đáp ứng yêu cầu; thứ ba là nhân sự cần được tham gia cùng với Ban Quản lý dự án từ ngay những ngày đầu để sớm nắm bắt dự án; và quan trọng là tinh thần vì mục tiêu chung “hoàn thành dự án” của tất cả các bên tham gia.

 

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2019 KCM định hướng tiếp tục hoàn thiện đội ngũ nhân sự, hệ thống công nghệ, cơ sở vật chất và hệ thống quản lý của GPP Cà Mau theo hướng tinh gọn, hiệu quả, áp dụng nhiều biện pháp quản lý tiên tiến vào công tác kiểm soát, với mục tiêu đưa Nhà máy GPP trở thành một Nhà máy điển hình của PV GAS; Tiếp tục nâng cao văn hóa an toàn trong vận hành, BDSC; Đưa vào vận hành Dự án cấp khí Permeate Gas (sản phẩm phụ của GPP Cà Mau) cho Nhà máy Đạm Cà Mau, bổ sung thêm 2% nhu cầu khí, tăng doanh thu cho GPP Cà Mau 1 triệu USD/năm, giảm chi phí mua khí hàng năm 2,5 triệu USD cho Nhà máy Đạm, góp phần gia tăng giá trị chuỗi Khí – Điện – Đạm Cà Mau; Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tối ưu hóa công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả tổng thể của dự án.

Đẩy mạnh văn hóa an toàn bằng nhiều hình thức thi đấu và truyền thông

 

Bằng tinh thần đoàn kết, ý chí mạnh mẽ vượt lên mọi khó khăn và sức trẻ căng đầy, tập thể lao động xuất sắc KCM đã và đang từng ngày làm chủ nhà máy lớn, hiện đại, mang tầm vóc quốc gia - GPP Cà Mau. Sức trẻ, lòng nhiệt huyết, khát vọng cống hiến của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật “vừa hồng vừa chuyên” ấy hứa hẹn sẽ đem đến những thành công mới cho GPP Cà Mau, để xứng đáng là một nhà máy tiêu biểu của PV GAS, là công trình trọng điểm quốc gia, thắp sáng tương lai cho mảnh đất cuối trời cực Nam của Tổ quốc.

«Tháng Tư 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
25262728293031
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293012345

Lưu trữ

© Bản quyền thuộc về TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà PV GAS, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Điện thoại: +84.28. 3781 6777 Fax: +84.28. 3781 5666 Email: pvgas@pvgas.com.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Phong – Tổng Giám đốc
Giấy phép xuất bản số 131 GP/BC do cục Báo Chí- Bộ VHTT cấp ngày 10/04/2007

Lên trên